In decal quảng bá game mới ra mắt tại TPHCM
Nhận in ấn băng rôn fanclub Phương Mỹ Chi tại TPHCM
In Băng Rôn 18k M2 giá rẻ nhất tại TP.HCM

in bang ron gia re
In băng rôn giá rẻ uy tín nhất tại TPHCM. In 7 màu chuyên cung cấp dịch vụ:in băng rôn nhanh lấy ngay, hỗ trợ thiết kế, giao hàng nhanh tại TP.HCM, In băng rôn đẹp chất lượng cao

In Băng Rôn Giá Rẻ Tại TP.HCM chỉ 18.000đ m2
in bang ron

In 7 màu là xưởng chuyên cung cấp dịch vụ in: in băng rôn giá rẻ, in băng rôn tại TP.HCM, in băng rôn nhanh lấy ngay, lấy liền mà giá rẻ.Công ty in băng rôn nhanh hỗ trợ thiết kế, giao hàng tại TPHCM
In decal trong, decal lưới, decal sữa giá rẻ uy tín tại TP.HCM
in hiflex gia re

Nợ lương, thưởng Tết: Chủ bỏ trốn

(ĐSPL) - Theo báo cáo, tính đến hết tháng 12/2014, TP.HCM có bảy doanh nghiệp FDI có chủ bỏ trốn, đồng nghĩa với việc 1,3 ngàn công nhân bị nợ lương, số tiền gần 8 tỉ đồng và khoảng 10 tỉ đồng tiền BHXH.

Nợ lương, thưởng Tết: Chủ bỏ trốn, công nhân biết kêu ai? - Ảnh 1Phóng to

Nhiều công nhân đang lo lắng về tiền thưởng Tết năm nay.

Những năm gần đây, ngoài sự đóng góp không hề nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn có một bộ phận các chủ doanh nghiệp FDI làm ăn theo kiểu chộp giật. Thực tế, có không ít ông chủ "bỏ của chạy lấy người".

Hậu quả, ngoài mất việc làm, bị nợ tiền lương... người lao động cũng không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong thời điểm Tết Nguyên đán đang cận kề, nhiều công nhân tại TP.HCM như đang đứng ngồi trên đống lửa.

Công nhân trắng tay

Trong một lần tác nghiệp tại KCN Tây Bắc (huyện Củ Chi, TP.HCM), chúng tôi vô tình gặp anh Nguyễn Đăng Minh (quê Quảng Trị), đang cầm hồ sơ trên tay đi gõ cửa nhiều doanh nghiệp xin việc làm nhưng chưa có kết quả. Hỏi ra, anh cho biết, trước đây làm cho một công ty của HQ ở quận 12, nhưng do làm ăn thua lỗ, ông chủ bỏ trốn về nước.

Thế là anh cùng nhiều công nhân khác mất việc làm, bị quỵt bốn tháng tiền lương. Sau khi bị mất việc, anh lên BHXH của quận để hỏi về bảo hiểm thất nghiệp và BHXH thì mới hay, công ty không hề đóng bất cứ đồng nào cho công nhân!

"Tuy nhiên, mấy tháng lãnh lương trước đó, chúng tôi đều bị trừ các khoản bảo hiểm này. Đến lúc đó, chúng tôi mới biết mình bị lừa. Bây giờ cũng không biết phải làm thế nào. Tết đến nơi rồi mà giờ còn chưa xin được việc làm, tôi buồn vô cùng. Tiền hết, không biết, Tết này sẽ sống như thế nào nữa", anh Minh chia sẻ thêm.

Theo báo cáo, tính đến hết tháng 12/2014, trên địa bàn TP.HCM có bảy doanh nghiệp FDI có chủ bỏ trốn, nhiều hơn hai vụ so với cùng kỳ năm 2013 đồng nghĩa với việc 1,3 ngàn công nhân bị nợ lương, số tiền gần 8 tỉ đồng và khoảng 10 tỉ đồng tiền BHXH.

Điển hình trong số đó là công ty TNHH Bách Hợp (quận 6), chuyên sản bao bì, gia công, hàng may mặc, có chủ là người Áo đã cao chạy xa bay. Cơ quan chức năng cũng không thể liên lạc được. Hiện, công ty này đang nợ lương của công nhân với số tiền trên 300 triệu đồng, cùng gần 600 triệu tiền BHXH.

Được biết, công ty TNHH Bách Hợp được thành lập từ năm 2011, có biểu hiện chậm đóng các khoản phúc lợi và trả lương cho công nhân trong mấy tháng trước khi ông chủ "bỏ của chạy lấy người".

Tại Đồng Nai, Bình Dương... cũng có hiện tượng tương tự. Điển hình như công ty TNHH Tsoca Vina, đóng tại KCN Biên Hòa 2 (tỉnh Đồng Nai) hiện đã đóng cửa, không liên lạc được với chủ doanh nghiệp, với số tiền nợ các khoản trên 500 triệu đồng. Hay như công ty TNHH Kỹ Nghệ J&V (KCN Nhơn Trạch – Đồng Nai) nợ tiền BHXH gần 700 triệu đồng...

Các cơ quan chức năng cho hay, bên cạnh việc ông chủ bỏ trốn thì tình trạng doanh nghiệp FDI nợ BHXH cũng là vấn đề nhức nhối. Tại Đồng Nai, BHXH tỉnh này cho biết, hiện có 500 doanh nghiệp nợ tiền BHXH từ ba tháng trở lên với số tiền lên đến 126 tỉ đồng. Trong đó, có 39 doanh nghiệp FDI với số nợ lên đến 45 tỉ đồng.

Điển hình như công ty TNHH Vietbo (KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom) nợ gần 8,6 tỉ đồng. Tương tự, tại Bình Dương, tính đến hết tháng 11/2014, trên địa bàn tỉnh này có rất nhiều doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT với số tiền lên đến 725 tỉ đồng.

Từ năm 2013 đến tháng 12/2014, BHXH Bình Dương khởi kiện ra tòa 129 doanh nghiệp với số tiền nợ 50 tỉ đồng, nhưng mới chỉ thu hồi được 14 tỉ đồng. Ông Bùi Hữu Phong, Giám đốc BHXH Bình Dương cho biết, tình trạng vi phạm của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI về BHXH là khá nhiều, làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, việc truy thu còn gặp nhiều khó khăn.

Chính quyền vào cuộc

Nói về tình trạng chủ doanh nghiệp FDI bỏ trốn, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết, thời gian qua đã xuất hiện một số người nước ngoài không có vốn liếng, nhưng vẫn thành lập doanh nghiệp làm ăn tại Việt Nam.

Lợi dụng sự thông thoáng, thu hút đầu tư của Việt Nam, họ thuê nhân công, nhà xưởng, máy móc, vay vốn ngân hàng để hoạt động. Tuy nhiên, do không cố định, lại đầu tư ít, chủ yếu là vay từ ngân hàng nên khi họ bỏ trốn, ngoài người lao động bị thiệt hại thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết, khi các ông chủ bỏ trốn thì số tài sản còn lại không đáng là bao so với số nợ mà họ đang gánh.

Trước việc chủ doanh nghiệp FDI bỏ trốn, lãnh đạo TP.HCM đã chỉ đạo, yêu cầu các sở, ngành, cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp này đồng thời đề xuất hướng xử lý, trình lãnh đạo TP. Trong đó, yêu cầu sở Kế hoạch – Đầu tư có kế hoạch làm việc với thanh tra, công an, tư pháp... tham mưu UBND TP về việc xử lý chủ doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật.

Về nợ BHXH, ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP.HCM cho biết, đối với những doanh nghiệp có số nợ từ 50 triệu đồng trở lên và có thời hạn từ sáu tháng thì BHXH TP đã lập hồ sơ khởi kiện. Sau khi có quyết định của tòa án, nếu đơn vị không thi hành, BHXH sẽ tiếp tục làm đơn yêu cầu thi hành án gửi cho cục Thi hành án theo quy định.

Trong năm 2014, BHXH TP đã khởi kiện trên 1.700 doanh nghiệp, thu hồi gần 130 tỉ đồng. Tuy nhiên, con số này cũng mới chỉ chiếm 27% số nợ đọng hiện nay. Trong đó, có các đơn vị phá sản, giải thể thì việc thu hồi là hết sức khó khăn.

Trước tình trạng trên, nhiều địa phương đang tìm các biện pháp để chăm lo cho công nhân về vật chất cũng như tinh thần trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Bà Phan Thị Lan, Chủ tịch liên đoàn Lao động quận 6 (TP.HCM) cho biết, đã gửi kế hoạch chăm lo Tết đến các công đoàn cơ sở trực thuộc, trong đó xác định rõ đối tượng do công đoàn quận trực tiếp chăm lo gồm công nhân lao động tại các doanh nghiệp giải thể, có chủ bỏ trốn hoặc doanh nghiệp đang nợ lương người lao động.

Bên cạnh đó, công nhân lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời điểm cận Tết cũng được hỗ trợ, chia sẻ.

Đối với công nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (nữ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi ở nhà trọ; vợ hoặc chồng bị bệnh đang nằm viện), nhưng ban Chấp hành công đoàn cơ sở không có kinh phí để chăm lo cũng được các cấp rà soát, quan tâm đúng mức.

Cũng giống như quận 6 và nhiều địa phương khác, ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM (HEPZA) cũng đang làm hết sức mình nhằm hỗ trợ cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, HEPZA phối hợp với một số doanh nghiệp sẽ tặng sáu ngàn vé xe cho công nhân đi về các tỉnh từ Phú Yên ra Hà Nội và một số tỉnh miền Tây và Tây Nguyên.

Số vé này sẽ được trao vào giữa tháng 2/2015. Những công nhân không có điều kiện về quê ăn Tết cũng sẽ được vui chơi tại KDL Suối Tiên trong chương trình "Lãnh đạo TP gặp gỡ công nhân" vào ngày 26 Tết.

Sẽ có khoảng 700 công nhân không có thưởng Tết

Bên cạnh các doanh nghiệp có các ông chủ bỏ trốn nói trên, đại diện HEPZA cho biết, có khoảng 700 công nhân ở 15 doanh nghiệp sẽ không có thưởng Tết. TP.HCM đang lên phương án để hỗ trợ cho số công nhân này có được phần quà ý nghĩa trong dịp đầu xuân năm mới.

CHÍ THANH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét